Thẻ Meta website là gì?
Thẻ Meta website là một phần trong HTML dùng để mô tả nội dung trang và khai báo cho các công cụ tìm kiếm cũng như khách truy cập vào website. Thẻ meta chỉ xuất hiện trong phần code của trang web.
Thẻ Meta website quan trọng cho SEO 2019 như thế nào?
Thẻ Meta website có thể gây ảnh hưởng đến xếp hạng vị trí trang web của bạn và cách người dùng xem trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Các loại thẻ Meta website quan trọng nhất bạn cần biết
- Meta Title (thẻ tiêu đề)
- Meta Description (thẻ mô tả nội dung)
- Canonical Tag (thẻ ngăn chặn việc trùng lặp nội dung)
- Alternative text Tag (Thẻ ALT hình ảnh)
- Robots Meta Tag
- Meta Revisit After
- Meta Content Language
- Meta Content Type
- Link Favicon
=> Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Cấu trúc bài viết chuẩn SEO 2019 sẽ như thế nào?
Mô tả chi tiết thẻ Meta website
1. Thẻ tiêu đề (Meta Title):
<title>tiêu đề</title>
Meta Title là thẻ tiêu đề website, một thẻ chắc chắn không thể thiếu trong công đoạn tối ưu onpage HTML, tiêu đề này sẽ được hiển thị khi tìm kiếm trên Google.
Thẻ Meta Title khi tìm kiếm trên Google nó chỉ hiển thị 65-70 ký tự, trong trường hợp title của bạn >70 ký tự thì cũng không nên cắt bỏ tiêu đề đó. Chúng ta có thể chấp nhận độ dài 65-100 ký tự để hiển thị đầy đủ tiêu đề có ý nghĩa.
2. Thẻ Meta Description:
<meta name=”description” content=”mô tả” />
<meta name = ”description” content = ”Đây là meta description mẫu. Chúng tôi có thể thêm vào tối đa 160 ký tự. ”>
Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của website, nội dung mô tả này được Google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự, cũng giống như thẻ tiêu đề bạn cũng không nên cắt bỏ mô tả nếu nó dài hơn 160 ký tự. Chúng ta có thể chấp nhận độ dài trong khoảng 160-250 ký tự để hiển thị đầy đủ mô tả.
3. Thẻ Meta Robots:
<meta name=”robots” content=”noodp,index,follow” />
Meta Robots là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm nhìn nhận về website của bạn. Dưới đây là các giá trị khai báo:
- all: Bọ tìm kiếm đánh chỉ số tất cả (ngầm định).
- none: Bọ tìm kiếm không đánh chỉ số gì hết.
- index: Đánh chỉ số trang Web.
- noindex: Không đánh chỉ số trang, nhưng vẫn truy vấn đường dẫn URL.
- follow: Bọ tìm kiếm sẽ đọc liên kết siêu văn bản trong trang và truy vấn, xử lý sau đó.
- nofollow: Bọ tìm kiếm không phân tích liên kết trong trang.
- noarchive: Không cho máy tìm kiếm lưu vào bộ nhó bản sao trang Web.
- nocache: Chức năng như thẻ noarchive nhưng chỉ áp dụng cho MSN/Live.
- nosnippet: Không cho bọ tìm kiếm hiển thị miêu tả sinppet của trang trong kết quả tìm kiếm và không cho phép chúng hiển thị trong bộ nhớ (cache hay caching).
- noodp: Ngăn máy tìm kiếm khỏi việc tạo các miêu tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm.
- noydir: Ngăn Yahoo khỏi việc trích miêu tả trong danh bạ Web Yahoo! diectory để tạo các phần miêu tả trong kết quả tìm kiếm. Giá trị noydir chỉ áp dụng với Yahoo và không có công cụ tìm kiếm nào khác sử dụng danh bạn Web của Yahoo bởi thế giá trị này không được hỗ trợ cho máy tìm kiếm khác..
<meta name = “robots” content = “noindex, nofollow”> – Có nghĩa là không lập chỉ mục hay không theo dõi trang web này.
<meta name = ”robots” content = ”index, follow”> – Có nghĩa là chỉ mục và theo dõi trang web này.
4. Meta Revisit After:
- Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm thời gian ghé thăm lại website của bạn.
5. Meta Content Language:
- Meta Content Language là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.
6. Meta Content Type:
- Meta Content Type là thẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho website.
7. Link Favicon:
- Link Favicon là thẻ hiển thị icon của website trên trình duyệt, thẻ này cũng khá cần thiết trong SEO.
8. Thẻ Canonical:
Thẻ Canonical là một loại thẻ liên kết có thuộc tính “rel=canonical”, được sử dụng nếu bạn có một URL của trang đơn có cùng nội dung với URL của các trang khác.
Bằng cách triển khai thẻ Canonical trong mã code, chúng tôi đang thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng URL này là trang chính và tránh lập chỉ mục (index) với URL của các trang trùng lặp khác.
=> Bạn đã bỏ qua những cơ hội nào khi kinh doanh không có website
9. Thẻ ALT
Alternative text tag, hay còn gọi ngắn gọn là thẻ Alt, rất quan trọng đối với bất kỳ hình ảnh nào. Vì công cụ tìm kiếm không thể đọc nội dung hình ảnh, nên bạn cần phải thêm văn bản Alt phù hợp vào hình ảnh để công cụ tìm kiếm có thể xem xét chúng.
<img src = ”http://example.com/anh_tram_anh.jpg” alt = ”Ảnh Trâm Anh” />
Những điểm chính cần xem xét khi tạo thẻ alt cho hình ảnh:
- Tất cả hình ảnh phải có tên tệp chứa thông tin
- Thẻ Alt phải ngắn gọn và rõ ràng
- Luôn sử dụng loại hình ảnh gốc vì đây là bước quan trọng góp phần vào thành công của SEO
- Tạo sơ đồ trang web dạng hình ảnh
- Sử dụng 50-55 ký tự (tối đa 16 từ) trong thẻ Alt
- Tối ưu kích thước hình ảnh mà không làm giảm chất lượng của nó để có tốc độ tải trang nhanh hơn
Kết luận: Sau khi đi qua tìm hiểu các thẻ trên, tổng kết lại website của bên nên có những thẻ sau để các bộ máy tìm kiếm hiểu và index nhanh nhất.
- Meta Content Type
- Meta Favicon Meta Language
- Meta Title