Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu qua External Link là gì? tại sao nó ảnh hưởng đến trang web khi có nhiều link out? bạn hãy xem qua bài viết này và kiểm tra tình trạng sức khỏe trang web của bạn ngay, nếu site bị gắn nhiều link out thì hãy gỡ ngay đi nhé.

External Links hay là Outbound Link là những liên kết đặt trên website của bạn trỏ đến những trang web khác. Nếu điều này không phải do bạn chủ động đặt Link mà do một người khác đặt thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến trang web của bạn đấy. Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào?

  1. Nếu Link out không liên quan đến nội dung của bạn thì chắc chắn trang web của bạn sẽ bị đánh giá điểm thấp nhất (không chuyên nghiệp)
  2. Khi khách hàng Click vào Link out để đi đến một trang web khác thì khả năng sẽ không quay trở lại trang của bạn
  3. Các công cụ tìm kiếm không thích và sẽ phạt trang web của bạn nếu như Link out ra  những trang web không tốt
  4. Trỏ link đến những trang web có thứ hạng và Trust thấp hơn trang của bạn thì sẽ làm giảm đi sức mạnh trang web của bạn
  5. ………. Nhiều nguyên nhân khác gây ảnh hưởng xấu đến trang web của bạn nữa

=> Vì thế, hầu hết các quản trị viên sẽ không cho hoặc hạn chế tối đa việc đặt link thoát đến một trang web khác

Sẽ rất nguy hiểm cho trang web của bạn nếu link out đến một trang web có chứa nội dung xấu, vi phạm pháp luật và thường gặp nhất là liên kết đến các trang đang bị công cụ tìm kiếm phạt. Đừng bao giờ link đến những trang web nội dung xấu. Đây là những website mà khách hàng không muốn ghé thăm. Cực kì vô lí nếu bạn làm vậy ngay cả khi bạn không quan tâm đến thuật toán xếp hạng của Google.

link-thoat-cua-website

Lỡ như khách hàng bạn click vào một đường link trên website bạn và dẫn đến một trang web spam. Họ sẽ nhớ rằng chính bạn đã gửi họ cái link spam này. Và chắc chắn họ sẽ giữ mãi ấn tượng xấu về bạn.

Những loại link nên tránh chọn đặt External link

  1. Bất kì website nào lặp lại thông tin đã có trong bài viết.
  2. Các trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng.
  3. Các website chứa phần mềm độc hại, tệp độc hại. Đặc biệt là các web khai thác các nội dung bất hợp pháp.
  4. Các liên kết chủ yếu nhằm quảng bá một website khác. Ví dụ như các trang gây quỹ cộng đồng, kiến nghị trực tuyến.
  5. Những website riêng lẻ chủ yếu dùng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các website có số lượng quảng cáo lớn. Ví dụ: bài viết về điện thoại di động không nên liên kết đến các trang web chủ yếu quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của điện thoại di động.
  6. Các website yêu cầu thanh toán hoặc đăng ký để xem nội dung có liên quan.
  7. Các web không thể truy cập được với số lượng người dùng lớn. Ví dụ như những trang chỉ hoạt động với một trình duyệt cụ thể hoặc ở một quốc gia cụ thể.
  8. Liên kết trực tiếp đến các tài liệu yêu cầu các ứng dụng hoặc plugin bên ngoài như Flash hoặc Java để xem content.
  9. Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, các diễn đàn hay nhóm thảo luận như Yahoo!,…
  10. Các trang web chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của bài viết. Các liên kết phải liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết. Không nên liên kết đến những website có thông tin về nhiều chủ đề.

=> Giờ thì bạn nên vào trang web của mình và kiểm tra xem có bị gắn link thoát không, thông thường sẽ được gắn ở cuối trang, nếu các link đó không liên quan đến website của bạn thì tốt nhất bạn nên gỡ nó ra hoặc gọi cho quản trị web gỡ ngay lập tức nhé.

Chúc bạn có thêm được những kiến thức để bảo vệ tốt trang web của mình. Hãy để lại ý kiến của bạn cho chúng tôi cùng tham khảo nhé. Nếu bạn chưa hiểu, thì ngay lúc này liên hệ với Thiết kế website ở Quảng Ngãi PVonline để được tư vấn miễn phí chủ đề này nhé.